Chúng tôi là đại lý phân phối cầu nâng 1 trụ Airtek, Elgi chính hãng nhập khẩu từ Ấn Độ, với nhiều năm cung cấp cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô cho nhiều tiệm, cửa hàng, garage quy mô lớn nhỏ khác nhau. Liên hệ với chúng tôi để có hỗ trợ tốt nhất về cầu nâng 1 trụ chất lượng giá rẻ.
Cầu Nâng 1 Trụ Airtek chính hãng nhập khẩu từ Ấn Độ
Hiện nay, Quý khách hàng khi mua cầu nâng 1 trụ Airtek chính hãng sẽ được tặng kèm 150 lít nhớt thủy lực (Trị giá 5.000.000 VNĐ).
Cầu nâng 1 trụ rửa xe Airtek của Ấn Độ là thiết bị thuộc dạng có chất lượng tốt nhất trên thị trường hiện nay, với cơ cấu chắc chắn, các hệ thống an toàn giúp cho cầu có độ tin cậy cao, cũng như tạo ra hình ảnh chuyên nghiệp cho tiệm rửa xe của khách hàng. So với các loại cầu nâng 1 trụ sản xuất tại Việt Nam thì cầu nâng 1 trụ Airtek có rất nhiều đặc điểm nổi bật có thể sẽ giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Để tìm hiểu rõ hơn về dòng cầu nâng 1 trụ Ấn Độ này, mời bạn tham khảo những thông tin hữu ích, kèm theo một vài so sánh, đánh giá và tất nhiên là cả địa chỉ mua hàng giá tốt nhất. Cùng đón xem nhé.
Cầu Nâng 1 Trụ Airtek chính hãng – Nhập khẩu từ Ấn Độ
Đặc điểm nổi bật của cầu nâng ôtô 1 trụ Airtek
Cầu nâng 1 trụ Airtek được thiết kế chuyên dụng cho việc rửa xe ô tô có chất lượng và tính ổn định cao hơn so với các sản phẩm cùng dòng khác.
– Đây là một hệ thống cầu nâng không sử dụng điện mà hoạt động bằng cơ chế khí nén thủy lực, tức là chỉ sử dụng khí nén được tạo ra từ máy nén khí để đẩy dầu thủy lực chạy theo đường ống có tác dụng nâng hạ bàn nâng của cầu lên xuống một cách nhẹ nhàng và an toàn với người dùng và cả xe nữa.
– Công suất nâng 4 tấn rất phù hợp cho các loại xe du lịch.
– Chiều cao nâng lên đến 1.5 mét, giúp cho việc rửa xe xịt gầm dễ dàng hơn, có thể rửa sạch sẽ từng chi tiết giúp quá trình làm vệ sinh của người thợ được diễn ra nhanh gọn và toàn diện, từ đó tăng năng suất lao động, tối ưu hiệu quả kinh tế, ngoài ra cầu còn thích hợp để sửa phanh, thay dầu, phun gầm chống ồn và các công việc khác nữa.
– Nguyên liệu thép đạt chuẩn, chắc chắn với đường kính ty trong: 270mm và đường kính ty ngoài: 325mm là sự lựa chọn tốt nhất cho các loại cầu 1 trụ. Bên ngoài lớp vỏ ty ben được phủ lớp composit (sợi thủy tinh) có tính năng chống gỉ, chịu nhiệt cao nên giúp ngăn cản sự ăn mòn của môi trường bên dưới lòng đất rất tốt. Bên cạnh đó, ty bên trong được mạ 1 lớp crom có khả năng chịu được nước và hóa chất nên chống gỉ rất tốt, so với cầu Việt Nam thì lớp crom mạ của cầu nhập khẩu Ấn Độ tốt hơn, khả năng chống trầy xước ty hơn hẳn cầu sản xuất trong nước. Phần vỏ ngoài tính từ mặt bích của cầu dọc xuống thân khoảng 30 cm phình to hơn so với cầu Việt Nam mục đích giảm trở lực, ma sát lúc lên xuống cho phốt chặn cát giúp ty ben nâng lên hạ xuống êm nhẹ với tốc độ vừa phải nhất định, nâng cao tuổi thọ trụ ben, cũng đảm bảo an toàn cho người thợ và xe.
– Điều khiển cầu nâng lên hạ xuống đơn giản chỉ bằng 2 van:
+ Air control vavle: Van nạp – xả khí nén điều khiển đơn giản chỉ với thao tác trái – phải, không cần người có kinh nghiệm cũng dễ dàng sử dụng được.
+ Van Ball: Van bi mở hoặc ngắt đường dẫn dầu.
Điều khiển cầu nâng lên hạ xuống đơn giản, người không có kinh nghiệm cũng dễ dàng sử dụng đượcCầu nâng 1 trụ Airtek nhìn khá thẩm mỹ với chất lượng vượt trội được sản xuất bằng nguyên liệu chất lượng và công nghệ tinh vi phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tếChiều cao nâng cầu lên đến 1.5 mét, giúp cho việc phun nước xịt rửa gầm dễ dàng hơnCầu 1 trụ thích hợp với những nơi có diện tích hạn chế, không có diện tích quay đầu xe, chức năng quay 360 độ quanh trụ cầu sẽ giải quyết vấn đề này giúp bạn
Với nhiều ưu điểm vượt trội đó nên cầu nâng 1 trụ Airtek luôn nhận được sự tin tưởng của khách hàng ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, đây cũng là dòng là thiết bị chuyên rửa xe ô tô được các cơ sở tìm mua nhiều nhất.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
(?) Tại sao nên dùng cầu nâng 1 trụ của Ấn Độ thay vì Việt Nam rẻ hơn?
Không biết nên mua cầu nâng 1 trụ nhập khẩu Ấn Độ hay sản xuất trong nước là thắc mắc chung khiến không ít nhà đầu tư phải đau đầu. Việc quyết định chọn dòng sản phẩm nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như sở thích, quan điểm, nhu cầu sử dụng của nhà đầu tư. Ở vị trí nhà cung cấp thiết bị, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những thông tin sau:
+ Cầu nâng rửa xe ô tô 1 trụ Việt Nam là sản phẩm được sản xuất và lắp đặt trong nước, do đó chi phí rẻ, hơn nữa lại không chịu thuế phí như hàng ngoại nhập nên giá sẽ rẻ hơn cầu nhập khẩu của Ấn Độ từ 6 – 8 triệu đồng.
+ Về chất lượng thì như đã phân tích ở phần trên, chúng tôi xin khẳng định chắc chắn rằng cầu nâng oto 1 trụ của Ấn Độ có chất lượng vượt trội hơn hẳn so với hàng Việt Nam tự sản xuất.
(?) Trang bị cầu nâng một trụ rửa ô tô, nên chọn hình thức lắp nổi hay âm nền bàn nâng?
Trên thực tế, việc lắp nổi hay âm nền bàn nâng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ý thích, mục đích của nhà đầu tư, mặt bằng, không gian tiệm… Mỗi hình thức đều có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên, bạn cần xem xét kỹ trước khi đưa ra quyết định bởi việc thi công làm móng và nền sẽ có đôi chút khác biệt.
Hiện cầu nâng 1 trụ rửa xe Airtek Ấn Độ do chúng tôi cung cấp cũng có hai kiểu: Kiểu bàn nâng lắp nổi và kiểu bàn nâng âm nền.
(?) Giá cầu nâng 1 trụ Ấn Độ chuyên rửa xe ô tô bao nhiêu tiền? Tại sao cùng 1 loại cầu nâng nhưng giá bán giữa những đơn vị lại khác nhau?
Về vấn đề này, chúng tôi xin trả lời như sau: Chúng tôi là nhà nhập khẩu trực tiếp và phân phối cầu nâng 1 trụ thương hiệu Airtek – Ấn Độ tại thị trường Việt Nam từ năm 2005 để phục vụ cho các dịch vụ và quý khách có nhu cầu đầu tư tiệm rửa và chăm sóc xe. Tất cả các sản phẩm mà chúng tôi cung cấp đều có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Khách hàng sẽ được cung cấp đầy đủ CO&CQ về xuất xứ cũng như chứng chỉ chất lượng (nếu có yêu cầu). Do đó, giá bán cầu nâng 1 trụ Ấn Độ do chúng tôi cung cấp luôn có giá mềm cho anh em và vô cùng cạnh tranh nhất.
Cầu nhập với số lượng lớn, luôn có sẵn tại kho để phục vụ cho khách hàng có nhu cầuMỗi lô cầu nhập về đều có series number khắc trên mặt bích (theo đúng Test Report từ phía nhà sản xuất). Chúng tôi sẵn sàng cung cấp đầy đủ giấy tờ xuất nhập, chứng nhận chất lượng (CO&CQ) nếu quý khách có nhu cầu kiểm traMột bộ cầu nâng 1 trụ Airtek hoàn chỉnh bao gồm: Ty nâng + Bàn nâng (sản xuất tại Việt Nam) + Bình chứa nhớt + Dầu thủy lực + Van điều khiển nâng lên hạ xuống và các phụ kiện lắp đặt
Cầu nâng 1 trụ Elgi Ấn Độ là dòng cầu nâng chuyên dùng để rửa xe ô tô, sản phẩm được thiết kế để tăng tối đa hiệu suất công việc và sự an toàn cho khách hàng. Việc vận hành sử dụng được đơn giản hoá tối đa cho người dùng. Người vận hành phải đọc kỹ và hiểu thật rõ hướng dẫn sử dụng, và phải tuân thủ chặt chẽ theo các hướng dẫn ghi trong cuốn sách này. Trong đây cũng ghi rõ các chi tiết thay thế, các phụ tùng khuyến cáo nên dùng và mã số đặt hàng.
Cầu nâng ô tô 1 trụ Elgi được thiết kế và chế tạo cho việc nâng xe để phục vụ công việc rửa xe. Nó có thể nâng được hầu hết các loại xe nằm trong dải tải trọng làm việc của thiết bị. Tất cả các chi tiết đều được chống gỉ để kéo dài tuổi thọ và tăng sự an toàn cho thiết bị và con người.
Cầu nâng một trụ ELGI được thiết kế hoạt động dựa trên nguyên tắc khí nén- thuỷ lực. Một piston được đặt trong ống xylanh. Dầu trong xylanh được tạo ra áp suất bởi khí nén và đẩy piston đi lên. Trên đỉnh piston được lắp một dầm đỡ chữ H. Xe sẽ được nâng đỡ bởi dầm đỡ chữ H này.
Cầu nâng gồm có 1 bộ xylanh (bao gồm cả piston, xylanh, vòng đệm và gioăng làm kín). Trong xy lanh chứa dầu truyền lực trung gian được sinh áp bằng khí nén và có van điều khiển khí, tiết lưu dầu để đảm bảo an toàn. Một bộ dầm nâng với các đường ray bên để nâng xe. Khi khí nén được cấp vào bình dầu , khí nén sẽ tạo áp suất tương đương lên dầu truyền lực. Dầu này sẽ bị đẩy qua van tiết lưu dầu và đi vào xylanh. áp suất dầu sẽ đẩy piston đi lên, và nhờ có hệ thống gioăng phớt mà áp suất dầu được duy trì và đảm bảo cho piston không bị tụt dưới trọng lượng của xe. Khi muốn cho xe xuống, van khí được đóng lại. Dưới tải trọng của xe, dầu sẽ được đẩy ra khỏi xylanh, piston sẽ bị ép xuống cho dầu hồi về bình qua các ống dẫn.
Piston thuỷ lực được thiết kế và chế tạo mạ crôm bóng để chống gỉ. Để tránh bụi và các mạt kim loại làm xước piston, thiết bị được trang bị với một vòng gạt bụi.
Thông số kỹ thuật
Kiểu: Thuỷ lực
Tải trọng tối đa: 4 tấn
Hành trình nâng tối đa: 1.5 mét
Đường kính xylanh-piston: 270 mm
Áp suất làm việc; 10 kg/cm2
Số piston: 1
Số dầm đỡ: 1
Chiều dài làm việc của dầm đỡ: 4500 +_10 mm
Chiều rộng dầm đỡ: 700 +_10mm
Thời gian nâng: 40 giây +_10”
Thể tích bình dầu: 150 lít
Thể tích dầu trong xylanh lực: 50 lít
Khối lượng toàn bộ: 543 kg
Khí nén yêu cầu: >10 kg/cm2 và >130 lít/phút
HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT CẦU NÂNG 1 TRỤ ELGI
Chọn chiều:
Để quá trình vận hành và khai thác thiết bị được hiệu quả, việc lắp đặt và vị trí lắp đặt, hướng vào xe phải được tính toán cẩn thận. vì vậy, phải tuân theo các quy tắc sau:
– Đúng chiều vào của xe
– Khu vực làm việc phải bằng phẳng và đủ rộng cho làm việc quanh xe
– Trần nhà phải cao hơn tổng chiều cao của cầu cộng với chiều cao của xe cao nhất mà bạn sẽ nâng.
Nền móng:
Nền móng cho thiết bị phải được thực hiện đúng theo tiêu chuẩn của bản vẽ số 2.
Phần được biểu thị bằng dấu chấm và hình tam giác là bê tông và không gian giữa các khối bê tông phải được đổ bằng cát khô, sỏi hoặc đất sét.
Không được đổ chèn các khe hở này bằng rác, đá kém chất lượng, đá nhọn hoặc các vật liệu tương tự.
Làm hố móng:
– Sau khi đào hố, xoi đường dẫn cho ống dẫn dầu, đổ móng cho đế móng như hướng dẫn trên bản vẽ với diện tích đáy khoảng 600 mm
– Trước khi đổ bê tông, phải đầm móng thật chặt để tránh lún.
– Móng đế đã được đầm chặt có thể đổ bê tông, và bê tông đổ xuống cho đến khi độ sâu cách mặt sàn 2525 mm.
– Trước khi bê tông khô, khoét một lòng chảo trên bê tông cho đế xylanh.
– Trước khi đặt xylanh cầu lên móng đế, bạn phải tháo palét gỗ trên xylanh bằng cách gỡ 2 bulông cố định trên đó.
– Nắp bằng gỗ sẽ được tháo rời đồng thời với nắp tôn che đỉnh thiết bị.
– Trước khi bê tông đông cứng, hạ xylanh cầu xuống bằng xích và palăng ba chân. Chắc chắn khoảng cách trên đỉnh móng (185 mm) là chính xác.
– Không cho phép xylanh cầu trượt trên móng.
– Đổ bê tông tiếp tục xung quanh đáy cầu và mỗi lớp bêtông phải được đầm chặt một lần.
Khoảng cách đáy bê tông móng đến mặt sàn là 2125 mm
Đánh thăng bằng
– Đánh thăng bằng cho cầu được thực hiện trước khi bê tông đổ và đông cứng.
– Khi nâng cầu bằng palăng ba chân để hạ hố, bạn phải xiết chặt đai thép vào đỉnh piston để cho hai bulông được tháo ra khỏi đế palét gỗ.
– Nới lỏng hai bulông khoá trên tấm thép che đỉnh piston. Khi đó, bạn có thể kéo piston ra hết hành trình tự do.
– Việc đánh thăng bằng cho cầu được thực hiện bằng nivô nước và quả dọi.
– Nếu không có nivô, bạn có thể kéo dài piston cầu và dọi thẳng theo các hướng
– Nếu bạn có nivô, đặt nivô lên đỉnh cầu và điều chỉnh thân cầu đúng kích thước theo các hướng.
– Trên vị trí xylanh cầu đã được cố định, đổ bê tông và cố định vị trí thân cầu cho đến khi bê tông khô.
– Sau khi bê tông đế cầu đông cứng, hố móng phải được lấp bằng cát hoặc đất sét tốt và đầm chặt cho đến khi cách mặt sàn 900 mm .
– Khi piston được kéo tự do, việc đổ dầu cho nó sẽ được thực hiện.
– Cẩn thận để tránh làm tổn thương cho piston khi đổ bê tông cũng như cát, bụi, …
Lắp đặt thiết bị
1. Tất cả các đường dầu phải dùng ống thép 1-1/2 inch và không cho phép có chỗ nối.
2. Tất cả các ống khí dùng ống 1/ 2 inch liền mạch.
3. Thông rửa thật sạch lòng ống
4. Sơn phủ chống gỉ bên ngoài ống.
5. Nối ống ở vị trí thích hợp và cho phép như trên bản vẽ.
6. Vị trí lắp van khí và van dầu điều khiển phải phù hợp cho người vận hành khi vận hành cầu.
7. Nối đầu vào của van điều khiển khí nén đến đầu ra của máy nén khí và đầu ra của van đến IOR
8. Nối van điều khiển dầu đến IOR và đầu ra của xylanh.
9. Hạn chế tối đa chỗ uốn tại ống dẫn dầu để tránh gây cản thuỷ lực.
10. Kiểm tra sự rò rỉ bằng khí nén và nước xà phòng.
11. Trong quá trình kiểm tra, các van điều khiển phải được đóng thật chặt.
Hoàn thiện bê tông hố cầu
1. Sau khi gắn ống hơi và ống dầu xong, bạn có thể đổ bê tông cho phần đỉnh cầu và tạo hố cho dầm nâng.
2. Nối ống xả bê tông đến đầu xả ngoài của máy bơm bê tông.
3. Chắc chắn rằng piston phải ở vị trí thấp nhất trên xylanh. Vòi bơm bê tông phải được bơm vào vị trí tự do để tránh làm mất sự ngay ngắn của xylanh trên đế móng.
Đổ dầu cho cầu
Dự toán lượng dầu như sau:
– Dầu trong xylanh khi ở vị trí thấp nhất : 50 l= a
– Dầu để nâng piston lên đỉnh : 150 l = b
– Dầu trên ống : 1.25 L/ ft x 2 ft = c
– Tổng cộng : ể = a+b+c ~ 210 lít tuỳ theo chiều dài đường ống.
Quy trình đổ dầu:
– Tháo bulông M12 trước khi đổ dầu.
– Mở hoàn toàn van dầu.
– Tháo nắp nhựa bảo vệ đỉnh xylanh, khí trong xylanh sẽ thoát ra thông qua lỗ đổ dầu.
– Đổ dầu cho đến khi không còn bọt khí nổi lên thông qua lỗ đổ dầu.
– Xiết ốc xả air lại và đậy nút nhựa bảo vệ lên.
– Sau khi việc đổ dầu hoàn tất, việc kiểm tra rò rỉ trên toàn hệ thống cần được thực hiện.
– Giữ van khí mở cho đến khi piston nâng lên độ cao khoảng 30 cm.
– Đóng van khí và kiểm tra rò rỉ trên đường dầu.
– Nếu phát hiện chỗ bị rò rỉ, phải làm kín bằng chất làm kín.
– Lấp kín đường ống dẫn dầu bằng cát sạch.
– Đổ mặt sàn làm việc cho cầu bằng các tấm bê tông và ximăng.
Lắp dầm cầu
– Nâng cầu lên khoảng 500 mm bằng cách mở van khí và van dầu.
– Đặt dầm đỡ lên trên đỉnh piston và cố định nó trên đỉnh piston bằng các bulông hãm.
– Chú ý lắp chính xác các chiều phù hợp với hướng xe và yêu cầu công việc.
– Dầm cầu và xylanh ở trạng thái cân bằng và mặt phẳng dầm phải phẳng tuyệt đối, không có độ dốc. Các đệm gạt bụi không được bị tỳ hay chịu tải.
Kiểm tra cuối
– Nâng cầu lên hai hoặc ba lần và chắc chắn rằng cầu hoạt động êm và trơn chu.
– Nếu quá trình vận hành mà cầu lên không đều tốc độ, bạn nới lỏng vít xả air cho đến khi hết bọt khí thoát ra.
– Kiểm tra mức dầu trong hệ thống bằng cách hạ cầu hết cỡ, xả van khí rồi mở nắp que thăm dầu. Nếu thấy thiếu cần bổ xung phù hợp.
HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH
1. Hạ cầu xuống vị trí thấp nhất.
2. Lái xe vào dầm cầu.
3. Chắc chắn rằng trọng lượng xe được chia đều trên dầm.
4. Khởi động máy nén khí.
5. Mở van khí nén.
6. Mở van dầu, cầu sẽ được nâng lên.
7. Khi xe được nâng đến chiều cao cần thiết, đóng van khí nén.
8. Sau khi công việc trên xe thực hiện xong, đưa cần gạt van điều khiển khí về vị trí xả.
9. Khí trong bình chứa dầu sẽ bị giảm áp suất và dầu được đưa hồi về bình.
10. Xe được đưa xuống từ từ nhờ van tiết lưu.
11. Khi cầu xuống cận mặt sàn, đóng kín van khí và lái xe ra khỏi cầu.
CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN LÀM
Nên làm:
– Lau dọn khu vực xưởng quanh nơi làm vịêc của cầu thường xuyên (Phớt làm kín của cầu và mặt piston có thể bị hỏng do bụi và cát dính vào)
– Bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên mức dầu trong bình chứa dầu (nếu mức dầu phù hợp mà không kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên thì có thể bị air trong xylanh, cầu lên giật).
– thường xuyên kiểm tra rò rỉ trên hệ thống (nếu rò rỉ, hệ thống sẽ bị sụt áp và cầu bị vận hành sai chức năng).
– Dùng bộ tách nước khí nén cho hệ thống để tránh thoái hoá dầu.
Không nên:
– Không được đặt tải lên một bên của dầm. nếu vị phạm điều này có thể gây tai nạn nghiêm trọng, rơi xe và cong piston, hỏng xylanh,…
– Không được dùng chung đồng thời nguồn khí nén với thiết bị tiêu thụ nhiều khí nén khác. Khí nén bị giảm á khi thiết bị này hoạt động có thể làm cho cầu bị tụt khi đang nâng lên.
– Không được đổ kín bên ngoài ống dầu bằng bê tông, chỉ được đổ bằng cát. nếu vi phạm điều này, ống thép giãn nở nhiệt sẽ gây ứng suất và vỡ ống khi nhiệt độ thay đổi.
Cầu nâng 1 trụ là thiết bị không thể thiếu để tạo nên một tiệm rửa xe ô tô chuyên nghiệp, nhờ có cầu nâng 1 trụ mà công việc làm sạch, vệ sinh gầm, sữa chữa, bảo dưỡng ô tô được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả công việc hơn.
Cầu nâng 1 trụ chuyên rửa xe ô tô không sử dụng điện, mà hoạt động bằng cơ chế khí nén thủy lực được tạo ra từ máy nén khí để đẩy dầu thủy lực theo đường ống, có tác dụng nâng hạ bàn nâng của cầu lên xuống. Tuy nhiên, để thiết bị vận hành một cách nhẹ nhàng và an toàn với người dùng và cả xe ô tô thì bạn cần phải được đào tạo và có am hiểu kiến thức nhất định. Chúng tôi có kinh nghiệm, kiến thức và tận tâm. Do đó trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vận hành cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô an toàn và chuyên nghiệp nhất.
Trước khi nâng phải xác định đâu là trọng tâm của trọng lực. Điểm trọng tâm ở giữa đầu và đuôi xe là chỗ mà khối lượng được phân bổ đều.
Mỗi xe mà bạn nâng lên sẽ có trọng tâm khác nhau vì các lý do sau:
– Vành xe
– Vị trí truyền động lái
– Và các nhân tố khác
Hầu hết các trường hợp trọng tâm ở phía sau tay lái xe là phía dưới ghế ngồi lái xe. Ở phía trước tay lái trọng tâm dịch một chút về phía trước ghế ngồi lái. Bàn đỡ phải đặt ở vị trí theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu không có hướng dẫn hay điểm nâng thiết kế bị thay đổi phải báo ngay với người quản lý hay đại diện cung cấp để có được hướng dẫn. Đặt trọng tâm xe ở giữa các bàn đỡ. Cẩn thận vì trọng tâm sẽ thay đổi, nếu tháo bỏ các bộ phận của xe.
Hướng dẫn vận hành
Tất cả các van phải đóng và nắp đổ dầu cần phải được lắp vào.
Nâng cầu:
1. Mở van điều chỉnh khí (gạt sang trái)
2. Mở van dầu bằng cách ấn cần xuống. Giữ van mở tới khi đạt độ cao yêu cầu. Nhả cần ra sẽ lập tức khoá cầu lại ở vị trí cho tới khi mở van.
3. Trả thanh gạt điều chỉnh van khí về vị trí không.
Hạ cầu xuống:
1. Xả hết khí từ bình dầu (gạt sang phải)
2. Nhả chốt gài bằng cách nâng chốt đặt tại vỏ chân khoá.
3. Mở van dầu bằng cách ấn cần xuống. Giữ van mở cho tới khi cầu hạ xuống hoàn toàn.
Lỗi sự cố và cách khắc phục
1) Cầu không hạ xuống không hết.
+ Nguyên nhân: Van khí rò rỉ bên trong
+ Khắc phục:
a) Điều chỉnh độ căng bên trong. Nới lỏng đai ốc trên van
b) Xoay ống cho các vật lạ dưới đệm làm kín bung ra. Thay cuống van hay lật lại miếng đệm kín.
2) Cầu không hạ xuống không hết.
+ Nguyên nhân:
a) Van khí bị rò rỉ phía ngoài
b) Chất tẩy dầu sủi bọt
c) Hở nút đổ dầu.
+ Khắc phục
a) & b) Theo hướng dẫn ở trên, nhưng chỉ áp dụng cho mặt thoát của van
c) Tháo dầu ở bình và đổ dầu được khuyên dùng.
d) Vệ sinh đệm và bề mặt của vòng làm kín ở phía dưới nút đổ dầu và vặn chặt.
3) Dầu bị xì ra phía xả
+ Nguyên nhân: Chất tẩy dầu sủi bọt
+ Khắc phục:
1) Tháo dầu ở bình và đổ dầu được khuyên dùng.
2) Xả máy nén, nếu nước lẫn trong dầu nhiều quá nó sẽ làm cho dầu bị đổi màu, Tháo dầu ở bình và đổ dầu được khuyên dùng.
*Chú ý: Xả máy nén hàng sáng trước khi sử dụng cầu nâng.
4) Cầu nâng bị giật hay hẫng khi nâng lên hay hạ xuống
+ Nguyên nhân:
a) Ít dầu.
b) Đường khí bị khoá
+ Khắc phục:
a) Xả hoàn toàn khí, đổ dầu được khuyên dùng tới mức thích hợp.
b) Thoát khí từ hệ thống bằng cách nới lỏng nút thoát ở vỏ chắn. Cho cầu nâng hoạt động với chu trình đầy đủ vài lần, cho tới khi chỉ có dầu chảy ra ở nút thoát. Vặn chặt nút lại.
5) Cầu không nâng lên được
+ Nguyên nhân:
a) không cấp khí,
b) Mức dầu thấp.
c) Phao bị tắc ở cuối đường ống cấp dầu
d) Bị tắc ở miệng ra ở cuối đường ống cấp dầu
+ Khắc phục:
a) Kiểm tra máy nén, cầu chì… Check compressor, fuses, etc. Kiểm tra đường khí từ máy nén tới cầu nâng xem có rò rỉ, tắc nghẽn không
b) Xảy ra nếu áp dụng thiết bị điều khiển mức dầu thấp. Kiểm tra mức dầu và cấp thêm.
c) Tháo phao ra và kiểm tra xem có hỏng hóc gì không.
d) Các vật lạ như đồng xu, nắp chai, hay nút dầu kẹt ở cuối đường ống cấp phải được bỏ ra.